Cho dù sự cách tân và tăng trưởng dựa trên sản phẩm, quy trình, hay thị trường đi chăng nữa thì đều có điểm chung đó là: Tất cả đều liên quan đến mã gen DNA đổi mới sáng tạo cách tân của từng doanh nghiệp.
Điều gì khiến một doanh nghiệp trở nên xuất chúng trong sáng tạo, cách tân và tăng trưởng, trong khi những doanh nghiệp khác hết lần này đến lần khác thất bại? Liệu có chăng sự khác biệt trong mã gen hay nói cách khác là trong bản chất cốt lõi của những doanh nghiệp thành công này? Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện những bước cụ thể và chi tiết để phát triển sự khác biệt của mình trên thị trường để đưa những sự khác biệt này thành một phần trong mã gen DNA đổi mới sáng tạo cách tân trong tổ chức của mình.
Có nhiều quan điểm cho rằng đổi mới sáng tạo phải gắn với những con người đặc biệt đưa ra ý tưởng sáng tạo cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả sơ bộ Chương trình nghiên cứu, đánh giá và công bố Top 50 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2023 (VIE50) cho thấy, đổi mới, sáng tạo và cách tân được nuôi dưỡng một cách rõ ràng hơn thông qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp mà ở đó coi đổi mới sáng tạo cách tân như một phần DNA cốt lõi của mình. Có bốn yếu tố chính để từng bước tạo dựng mã gen DNA về đổi mới sáng tạo được các chuyên gia và doanh nghiệp đưa ra theo kết quả điều tra sơ bộ ban đầu của Chương trình VIE50:
Thứ nhất, đó là niềm tin của đội ngũ lãnh đạo về đổi mới sáng tạo, đảm bảo đội ngũ lãnh đạo cấp cao có tư duy của nhà lãnh đạo thay đổi và làm gương cho toàn thể nhân viên noi theo về tinh thần đổi mới, sáng tạo cách tân. Niềm tin này sẽ tạo ra tiếng nói cho tổ chức, cho dù những niềm tin này là có ý thức hay chỉ là thói quen. Đội ngũ lãnh đạo cần đảm bảo rằng họ coi trọng sự đổi mới và sáng tạo, coi trọng việc thực hiện các cam kết hiện tại và đồng thời đổi mới để tận dụng các cơ hội và cách tiếp cận mới trong tương lai. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện lý tưởng cho sự đổi mới cách tân và tăng trưởng liên tục đòi hỏi các nhà lãnh đạo cấp cao phải áp dụng tư duy của nhà lãnh đạo thay đổi. Suy nghĩ về sự thay đổi, ý nghĩa của cách tân đổi mới, cách tạo ra cam kết, cách tích hợp cách tân sáng tạo với tất cả những bộ phận và nhân sự trong tổ chức.
Đổi mới sáng tạo cách tân là trách nhiệm của cả doanh nghiệp
Thứ hai, phát triển đội ngũ các nhà lãnh đạo có tinh thần thay đổi hơn là các nhà quản lý sự thay đổi. Các doanh nghiệp cần phải trở nên hiệu quả hơn trong việc giải quyết và tiếp nhận sự đối mới cách tân ở cả 3 cấp độ: chiến lược, quy trình và giữa các bộ phận. Cần có một tư duy khác và một bộ kỹ năng khác để làm được điều đó hơn là chỉ quản lý sự thay đổi. Quản lý thay đổi thường diễn ra ở cấp độ quy trình. Quản lý thay đổi thường không có sự đổi mới và cách tân, mà thường tập trung vào chiến thuật trong khi đó, các nhà lãnh đạo thay đổi đang tạo ra tầm nhìn cho sự thay đổi trong bộ phận của họ trong doanh nghiệp.
Thứ ba, phát triển văn hóa thúc đẩy và hỗ trợ đổi mới sáng tạo cách tân như là trách nhiệm của cả doanh nghiệp. Với vai trò là những thỏa thuận nội bộ trong doanh nghiệp, các lãnh đạo doanh nghiệp có thể đưa ra những thỏa thuận có chủ ý thể hiện rõ ràng rằng đổi mới cách tân là chìa khóa dẫn đến thành công về mặt chiến lược của doanh nghiệp và được thể hiện rõ trong văn hóa doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xác định những phẩm chất cụ thể của văn hóa đổi mới phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ tư, tất cả các mục tiêu, hệ thống và quy trình đều phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo cách tân như một mục tiêu và giá trị chiến lược cốt lõi, xuyên suốt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong tương lai cần đổi mới sáng tạo và cách tân. Một số doanh nghiệp lớn có ngân sách và nhân sự để dành cho việc này. Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn cần tìm cách xây dựng sự đổi mới sáng tạo và cách tân trong mã gen DNA của họ mà vẫn đáp ứng các yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu không tiếp cận và thực hiện một cách có hệ thống, sự đổi mới sáng tạo và cách tân sẽ diễn ra lẻ tẻ, manh mún và khó duy trì để nhìn ra hiệu quả.
Thứ tư, tất cả các mục tiêu, hệ thống và quy trình đều phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo cách tân như một mục tiêu và giá trị chiến lược cốt lõi, xuyên suốt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong tương lai cần đổi mới sáng tạo và cách tân. Một số doanh nghiệp lớn có ngân sách và nhân sự để dành cho việc này. Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn cần tìm cách xây dựng sự đổi mới sáng tạo và cách tân trong mã gen DNA của họ mà vẫn đáp ứng các yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu không tiếp cận và thực hiện một cách có hệ thống, sự đổi mới sáng tạo và cách tân sẽ diễn ra lẻ tẻ, manh mún và khó duy trì để nhìn ra hiệu quả.
Như Loan (baodautu.vn)